Ông Rasmussen,ợiýlạvềgianhậpNATOkhiếnUkrainephảnđốmu88 một cựu thủ tướng Đan Mạch, tin rằng mối đe dọa NATO can thiệp theo Điều 5 sẽ buộc Nga phải dừng chiến dịch quân sự đặc biệt.
Ngay cả những người ủng hộ Ukraine mạnh mẽ nhất cũng thừa nhận rằng Kyiv không thể gia nhập khối quân sự chừng nào xung đột với Nga vẫn tiếp diễn. Tuy nhiên, ông Rasmussen tin rằng việc mời Ukraine tham gia liên minh sẽ hạn chế nguy cơ leo thang với Moscow.
Báo The Guardiandẫn lời ông Rasmussen cho hay: “Độ tin cậy tuyệt đối của các đảm bảo trong Điều 5 sẽ ngăn chặn Nga tiến hành các cuộc tấn công bên trong lãnh thổ Ukraine, khi nước này đã là thành viên NATO. Nhờ đó, Ukraine rảnh tay đưa lực lượng ra tiền tuyến”.
Điều 5 của hiệp ước NATO quy định rằng một cuộc tấn công vào một quốc gia thành viên sẽ nhận lại phản ứng từ toàn bộ liên minh, vì vậy khối này sẽ phải tham gia vào cuộc xung đột ở Ukraine và chiến đấu chống lại Nga nếu Kyiv được kết nạp ngay lúc này.
The Guardianviết rằng ông Rasmussen tin đề xuất của ông giống như việc áp đặt vùng cấm bay trên lãnh thổ mà Ukraine vẫn đang kiểm soát và sẽ ngăn cản Moscow tiến lên. Ông nói thêm: “Để làm cho Điều 5 trở nên đáng tin cậy, cần phải gửi một thông điệp rõ ràng tới Nga rằng bất kỳ hành vi vi phạm lãnh thổ NATO nào cũng sẽ bị đáp trả”.
Tại hội nghị thượng đỉnh NATO năm nay ở Vilnius (Lithuania), khối này đã không đưa ra cho Ukraine một mốc thời gian rõ ràng để gia nhập, khiến Kyiv tức giận.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gọi điều đó là “chưa từng có và vô lý”, nhưng cuối cùng đã dịu giọng hơn, mô tả kết quả chung của hội nghị thượng đỉnh là “tích cực” nhờ vào việc thành lập Hội đồng NATO-Ukraine và loại bỏ yêu cầu về Kế hoạch hành động thành viên cho Kyiv.
Ông Rasmussen, cựu thủ tướng Đan Mạch, người lãnh đạo NATO từ năm 2009 đến 2014 và trở thành cố vấn tổng thống Ukraine “dù không nằm trong chính phủ” vào năm 2016, tin rằng hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm 75 năm thành lập khối tại Washington vào mùa hè tới sẽ là thời điểm hoàn hảo để chính thức đưa ra lời mời Ukraine.
Ông nói: “Chúng ta cần một cấu trúc an ninh châu Âu mới, trong đó Ukraine là trung tâm của NATO”.
Văn phòng tổng thống Ukraine ngay lập tức đã phản đối gợi ý của cựu lãnh đạo NATO. Cố vấn tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak châm biếm điều mà ông gọi là “những đề xuất kỳ lạ cứ định kỳ lại xuất hiện” về giải pháp cho cuộc xung đột. Ông cho rằng những giải pháp đơn giản như vậy cho thấy nhiều người chưa “hiểu rõ nguyên nhân và hậu quả”.
Một thành viên NATO ngừng viện trợ quân sự cho Ukraine
Theo ông Podolyak, thảo luận khả năng cho phép Ukraine gia nhập NATO chỉ khiêu khích Nga tăng leo thang xung đột. Bên cạnh đó, không có gì chắc chắn Nga sẽ chấp nhận cho Ukraine vào NATO, và cũng chưa biết ai sẽ đảm bảo Nga không tiếp tục xâm phạm đường phân giới.
Vị quan chức cho rằng giải pháp duy nhất cho cuộc xung đột là phương Tây tăng cường đáng kể hỗ trợ quân sự và công nghệ cho Ukraine.
Nga và Ukraine đã tổ chức một số vòng đàm phán trong tháng đầu tiên của cuộc xung đột, nhưng sau đó đã dừng lại. Kyiv nhấn mạnh Ukraine sẽ không quay lại bàn đàm phán cho đến khi Moscow rút hết lực lượng, còn Điện Kremlin muốn đàm phán phải tính đến các thay đổi trên thực tế.
Tuy nhiên, gần đây, đài NBC dẫn lời các quan chức Mỹ và châu Âu nói Mỹ và Liên minh châu Âu đã bắt đầu thảo luận kín với Ukraine về khả năng hòa đàm. Trong đó, các bên cùng thảo luận về những nhượng bộ khả dĩ từ phía Ukraine.
Tổng thống Volodymyr Zelensky đã ngay lập tức bác bỏ thông tin này và nhấn mạnh không có ai đang gây áp lực với Ukraine về đàm phán.